Môi khô là một hiện tượng phổ biến mà nhiều người gặp phải, nhất là vào mùa đông thời tiết khô hanh. Vậy bị khô môi là bệnh gì? Có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ không? Nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!
Bị khô môi là bệnh gì?
Nhiều người vẫn thắc mắc “Bị khô môi là bệnh gì, có nghiêm trọng không?” Trên thực tế khô môi là tình trạng da môi bị mất đi độ ẩm trở nên khô ráp và bong tróc. Đây là hiện tượng phổ biến và không đáng lo ngại, thường do các yếu tố bên ngoài tác động. Tuy nhiên, nếu tình trạng khô môi, nứt nẻ đi kèm với các triệu chứng khác như sưng tấy, đau rát, chảy máu hoặc xuất hiện mụn nước… bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Nguyên nhân gây khô môi
Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến tình trạng khô môi, bao gồm:
Liếm môi thường xuyên
Thói quen liếm môi là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng khô môi. Khi liếm môi, nước bọt làm ẩm môi trong thời gian ngắn, nhưng sau đó enzyme tiêu hóa có trong nước bọt sẽ phá vỡ lớp màng bảo vệ tự nhiên của môi, khiến môi dễ bị mất nước.
Cơ thể thiếu nước
Khi cơ thể thiếu nước, các mô và tế bào sẽ bị mất đi độ ẩm bao gồm cả vùng môi. Điều này xảy ra do không uống đủ nước, hoạt động thể lực quá mức hoặc ở những môi trường khô nóng.
Do thở bằng miệng
Việc thở bằng miệng trong thời gian dài cũng khiến môi trở nên khô ráp. Khi hít thở qua miệng, không khí khô sẽ làm bay hơi độ ẩm trên môi dẫn đến tình trạng môi khô.
Ảnh hưởng của môi trường
Môi trường xung quanh như thời tiết khô nóng, gió lạnh, không khí điều hòa hoặc máy sưởi ấm có thể làm bốc hơi nước ẩm trên môi, dẫn đến tình trạng khô môi.
Sử dụng các thực phẩm gây khô môi
Các loại trái cây họ cam quýt chứa nhiều axit có thể làm khô môi nếu ăn quá nhiều. Hút thuốc lá, uống rượu, bia hoặc ăn nhiều đồ cay mặn cũng gây ra tình trạng khô môi.
Sử dụng các sản phẩm gây kích ứng
Kem đánh răng hoặc một số mỹ phẩm như son môi, son dưỡng…cũng có thể gây ra tình trạng khô môi nếu chứa các thành phần gây khô như cồn, dầu khoáng hoặc các chất bảo quản khác.
Do mắc một số bệnh lý
Một số bệnh lý như hội chứng Sjögren, tiểu đường, hen suyễn hoặc các rối loạn tuyến giáp cũng có thể gây ra tình trạng khô môi do ảnh hưởng đến sự sản xuất nước bọt và các tuyến bã nhờn.
Cách trị tình trạng môi khô hiệu quả
Để khắc phục tình trạng môi khô, bạn có thể áp dụng các giải pháp sau:
Uống đủ nước mỗi ngày
Nước đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì độ ẩm cho cơ thể, bao gồm cả đôi môi. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày là cách đơn giản và hiệu quả để giữ cho đôi môi tránh khỏi tình trạng khô ráp, bong tróc.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Bên cạnh việc cung cấp đủ nước, bạn cũng cần duy trì chế độ ăn uống cân bằng và bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất để giữ đôi môi mềm ẩm. Hãy ăn đa dạng các loại rau xanh và trái cây theo mùa, ăn thực phẩm giàu protein và chất béo lành mạnh. Hạn chế ăn đồ cay mặn, thức ăn nhanh, nước có gas…
Sử dụng son dưỡng môi
Son dưỡng môi chứa các thành phần tự nhiên giúp giữ ẩm và nuôi dưỡng môi. Một số thành phần có lợi bao gồm sáp ong, bơ hạt mỡ, vitamin E… Bạn nên sử dụng son dưỡng môi thường xuyên, đặc biệt là trước khi đi ngủ để giữ độ ẩm cho môi trong suốt đêm.
Thử sản phẩm dưỡng môi: Son dưỡng Rosy Lip Balm dưỡng ẩm và dưỡng môi hồng tươi tắn 15gr
Thay đổi thói quen xấu
Bỏ thói quen liếm môi hoặc thở bằng miệng để giảm tình trạng khô môi. Sử dụng kem dưỡng môi thay vì liếm môi và hít thở qua mũi để giữ độ ẩm cho môi.
Bảo vệ môi khỏi ánh nắng mặt trời, môi trường ô nhiễm
Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên. Bảo vệ môi khỏi ánh nắng mặt trời. Bên cạnh đó, hãy đeo khẩu trang khi ra ngoài trời để bảo vệ đôi môi khỏi bụi bẩn và ô nhiễm.
Kết luận
Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn giải đáp được băn khoăn bị khô môi là bệnh gì và biết cách khắc phục tình trạng này. Hãy chăm sóc và bảo vệ môi của bạn mỗi ngày để luôn có một đôi môi mềm mại và quyến rũ nhé.
Có thể bạn quan tâm
Liệu tóc rụng có hạt trắng ở chân tóc có mọc lại không?
Tóc rụng kèm theo hạt trắng ở chân tóc là dấu hiệu...
Nên dùng dầu xả hay kem ủ trước để phát huy tối ưu hiệu quả
Khi chăm sóc tóc, nhiều người thắc mắc liệu nên dùng dầu...
Rụng tóc nhiều là dấu hiệu bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục
Rụng tóc nhiều là dấu hiệu bệnh gì? Đây là băn khoăn...
Cách chữa rụng tóc nhiều ở nữ giới tại nhà hiệu quả, đơn giản
Rụng tóc là một trong những vấn đề phổ biến mà nhiều...
Tóc xơ cứng: Nguyên nhân, cách cải thiện hiệu quả trong 1 tuần
Tóc xơ cứng là nỗi lo của nhiều người, khiến mái tóc...
Có nên dùng dầu xả sau khi ủ tóc? Có cần thiết không?
Dầu xả và ủ tóc đều là những bước chăm sóc quan...