Quyết định về việc có nên nặn mụn ẩn trên trán không luôn là một trăn trở cho nhiều người. Đó là khi phải đối mặt với quyết định giữa việc xử lý vấn đề này ngay tại nhà hay nên thăm khám Bác sĩ da liễu? Vậy trước khi đưa ra quyết định, bạn hãy tham khảo nội dung mà Thelana chia sẻ dưới đây nhé.
Bạn đang bị mụn. Hãy dùng ngay: Serum ngừa mụn trị thâm nám Acne Skincare Essence
Có nên nặn mụn ẩn trên trán không?
Mụn ẩn dưới da, khó quan sát bằng mắt thường. Do đó khiến việc nặn trở nên khó khăn và có thể gây tổn thương cho da. Tình trạng này còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây nên tình trạng viêm nhiễm.
Khi mụn ẩn chưa được đẩy lên và cồi mụn chưa khô, việc nặn bằng tay là không khả thi. Hơn nữa, sử dụng tay để nặn có thể đưa vi khuẩn từ tay lên mặt, tăng nguy cơ mụn sưng và viêm nhiễm.
Nếu không được điều trị kịp thời, mụn sưng viêm có thể phát ban mủ, gây ra cảm giác khó chịu.
Để đảm bảo an toàn, nên tránh tự mình nặn mụn ẩn. Thay vào đó, sử dụng các sản phẩm đặc trị hoặc tìm đến chuyên gia da liễu tại bệnh viện hoặc phòng khám để được chăm sóc chuyên sâu. Qua đó đảm bảo tính an toàn và hiệu quả trong quá trình loại bỏ mụn ẩn.
Xem thêm bài viết: Mụn ẩn có nên nặn không
Bí kíp điều trị an toàn, hiệu quả với làn da bị mụn ẩn trên trán
Để giải quyết vấn đề mụn ẩn, có nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Bạn có thể tự áp dụng các biện pháp tại nhà hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ để nhận được liệu trình điều trị phù hợp.
Điều trị mụn tại nhà
Để đối mặt với vấn đề mụn ẩn, việc duy trì một chế độ chăm sóc da hàng ngày là quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý để điều trị hiệu quả:
- Làm sạch da mặt bằng nước tẩy trang, sữa rửa mặt cho da dầu mụn. Từ đó giúp loại bỏ lớp trang điểm, bụi bẩn, bã nhờn tích tụ trên bề mặt da.
- Tẩy tế bào chết định kỳ. Nhờ đó giữ cho lỗ chân lông thông thoáng, làm mịn da và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hấp thụ dưỡng chất. Đồng thời, kích thích sản sinh tế bào mới.
- Sử dụng xông hơi nước muối hoặc chanh, sả 1 tuần 2 lần. Quá trình này giúp lỗ chân lông giãn nở, đẩy mụn ẩn lên bề mặt da, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lấy nhân mụn.
- Hạn chế sử dụng mỹ phẩm chứa nhiều silicones, titanium dioxide, mica, bismuth oxychloride, zinc oxide, capryl glycol,… có thể gây bí bách lỗ chân lông và dẫn đến tình trạng mụn ẩn.
- Chọn lựa sản phẩm dưỡng da chứa chiết xuất từ trà xanh, tràm trà. Hoặc các thành phần như BHA, LHA, salicylic acid, sebulyse,… giúp đẩy mụn ẩn hiệu quả.
- Duy trì vệ sinh cho chăn ga, điện thoại, cọ trang điểm và môi trường sống xung quanh để tránh tình trạng tích tụ vi khuẩn có thể gây hại cho da mặt.
- Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, uống đủ nước mỗi ngày. Điều này giữ cho da luôn căng bóng và tránh tình trạng khô sạm.
Thăm khám Bác sĩ
Khi mụn ẩn bắt đầu xuất hiện tình trạng viêm nhiễm ở mức độ trung bình đến nặng. Việc quyết định tìm sự hỗ trợ từ bác sĩ da liễu để điều trị mụn là quan trọng. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng da của bạn. Đồng thời, đề xuất một kế hoạch điều trị chính xác và đạt hiệu quả cao.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn đưa ra quyết định liệu có nên nặn mụn ẩn trên trán không. Hy vọng qua những thông tin này, bạn có thể chọn ra phương pháp điều trị mụn ẩn phù hợp và hiệu quả nhất cho làn da của mình.
Có thể bạn quan tâm
Hướng dẫn cách ủ tóc bằng dầu dừa đơn giản tại nhà
Dầu dừa từ lâu đã được biết đến như một nguyên liệu...
Ủ tóc bằng dầu dừa có tác dụng gì?
Dầu dừa từ lâu đã được biết đến như một nguyên liệu...
Hướng dẫn ủ tóc bằng mayonnaise cho mái tóc bóng mượt
Chăm sóc tóc luôn là một trong những vấn đề được nhiều...
Nên ủ tóc bằng nha đam bao nhiêu phút?
Nha đam (lô hội) là một nguyên liệu tự nhiên không còn...
Gội đầu bằng nha đam tươi có tác dụng gì?
Gội đầu bằng nha đam tươi là một phương pháp chăm sóc...
Gội đầu bằng coca có tác dụng gì?
Gội đầu bằng Coca đã trở thành một xu hướng làm đẹp...