Mụn ẩn trên da có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, bao gồm cả nam và nữ. Đặc biệt, độ tuổi thanh thiếu niên có nguy cơ bị mụn ẩn cao nhất. Vậy mụn ẩn là gì? Dấu hiệu và phương pháp phòng ngừa mụn như thế nào? Hãy tìm câu trả lời trong bài viết Thelana gửi đến bạn dưới đây nhé.
Mụn ẩn là gì?
Mụn ẩn là một loại mụn với nhân nằm sâu bên trong nang lông, không gây viêm nhiễm, sưng tấy hay cảm giác đau đớn. Biểu hiện bề ngoài của chúng thường chỉ là những nốt nhỏ, li ti và xuất hiện theo từng cụm. Theo đó, người gặp tình trạng này khó phát hiện bằng mắt thường. Chúng trở nên dễ cảm nhận khi bạn sờ lên da mặt.
Để có thể nhận biết dễ dàng, bạn sờ lên da mặt nếu da có mụn ẩn sẽ sần sùi, không mịn màng. Chúng thường xuất hiện ở những khu vực dễ bị tác động bởi môi trường như má, trán, dưới cằm. Ngoài ra, việc chăm sóc da không đúng cách cũng có thể làm tăng nguy cơ tích tụ bã nhờn, bụi bẩn gây mụn ẩn.
Mặc dù không có nguy cơ cao như mụn nang hay mụn đinh râu, nhưng nếu không được xử lý kịp thời, mụn ẩn có thể trở nên sưng viêm dưới tác động của yếu tố môi trường, stress, hormone, thói quen sinh hoạt. Điều này có thể dẫn đến tình trạng sẹo, thâm mụn mất đi tính thẩm mỹ.
Bạn bị mụn. Hãy dùng ngay: Serum ngừa mụn trị thâm nám Acne Skincare Essence
Cách nhận biết mụn ẩn
Dưới đây là một số mẹo nhận biết mụn ẩn dưới da chính xác mà bạn có thể tham khảo:
- Mụn ẩn thường không có đầu nhân như các loại mụn khác. Chúng không gây kích ứng nhiều và khi mới bắt đầu xuất hiện không có dấu hiệu viêm nhiễm.
- Mụn nằm sâu dưới da, bên trong các nang lông, không xuất hiện ở phía trên bề mặt da.
- Mụn ẩn có màu giống với màu da xung quanh.
- Xuất hiện thành từng cụm và có thể lan sang những vùng da xung quanh.
- Vùng da bị mụn ẩn trở nên sần sùi.
Xem thêm bài viết: Nguyên nhân hình thành mụn ẩn
Mẹo điều trị mụn an toàn, hiệu quả và được mọi người tin dùng
Dưới đây là một số cách điều trị dân gian an toàn, lành tính và không ảnh hưởng đến làn da. Theo đó, mọi người có thể tham khảo cũng như vận dụng khi gặp tình trạng mụn ẩn:
Điều trị với nha đam
Nha đam được biết đến như một liệu pháp tự nhiên lợi ích cho mọi loại da. Và những tín đồ làm đẹp đều công nhận những ưu điểm xuất sắc của chúng. Nha đam cung cấp độ ẩm cho da, giảm nếp nhăn, tăng cường collagen để làm đàn hồi cho da. Bên cạnh đó, loại cây này còn có khả năng làm sạch và kháng khuẩn.
Vì vậy, việc sử dụng mặt nạ nha đam có thể giúp giảm viêm và sưng mụn. Đồng thời, hỗ trợ trong việc trị mụn ẩn trên trán và các khu vực khác. Để có kết quả tốt nhất, trước khi áp dụng mặt nạ nha đam, bạn nên tẩy da chết, xông mặt để tăng cường hiệu quả của dưỡng chất.
Điều trị mụn bằng chanh
Chanh với hàm lượng vitamin C và axit cao. Đây là một lựa chọn hỗ trợ tốt cho quá trình tẩy tế bào chết của da. Chúng không chỉ giúp loại bỏ những nốt mụn ẩn mà còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm. Đồng thời, giúp làm mờ thâm nhanh chóng và cải thiện sắc tố da.
Nếu da của bạn nhạy cảm, nên thử nghiệm bôi chanh một vùng da nhỏ trước khi sử dụng trên toàn bộ khuôn mặt. Ngoài ra, bạn nên kết hợp sử dụng kem chống nắng trước khi ra khỏi nhà.
Sử dụng bột yến mạch
Bột yến mạch với nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho da, làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn, bã nhờn tích tụ trên da. Điều này giúp loại bỏ mụn ẩn trên trán nhanh chóng và khôi phục độ mịn màng cho làn da.
Trên đây là những chia sẻ về mụn ẩn là gì? Cách nhận biết mụn ẩn? Bí kí điều trị an toàn, hiệu quả? Hy vọng sẽ hữu ích để giúp mọi người dễ dàng xác định tình trạng mụn và điều trị da đúng cách.
Có thể bạn quan tâm
Liệu tóc rụng có hạt trắng ở chân tóc có mọc lại không?
Tóc rụng kèm theo hạt trắng ở chân tóc là dấu hiệu...
Nên dùng dầu xả hay kem ủ trước để phát huy tối ưu hiệu quả
Khi chăm sóc tóc, nhiều người thắc mắc liệu nên dùng dầu...
Rụng tóc nhiều là dấu hiệu bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục
Rụng tóc nhiều là dấu hiệu bệnh gì? Đây là băn khoăn...
Cách chữa rụng tóc nhiều ở nữ giới tại nhà hiệu quả, đơn giản
Rụng tóc là một trong những vấn đề phổ biến mà nhiều...
Tóc xơ cứng: Nguyên nhân, cách cải thiện hiệu quả trong 1 tuần
Tóc xơ cứng là nỗi lo của nhiều người, khiến mái tóc...
Có nên dùng dầu xả sau khi ủ tóc? Có cần thiết không?
Dầu xả và ủ tóc đều là những bước chăm sóc quan...